Trong lúc ông đang giành giật sự sống trong phòng cấp cứu, tôi thì đang nôn mửa tơi bời bên vòi nước ngoài hành lang.
Y tá đi qua nhìn thấy, không đành lòng:
— “Không còn ai khác trong nhà cô sao? Sao lại để một thai phụ đi viện thế này?”
Tôi chỉ biết lắc đầu.
Sau này, tôi kể chuyện ấy cho con cả nghe.
Nó xúc động nói:
— “Mẹ ơi, sau này con lớn sẽ hiếu thảo với mẹ thật tốt.”
Khi mang bầu con gái, chồng tôi xin đi công tác nước ngoài để kiếm thêm tiền – đi là biệt tăm hai năm.
Bà nội bệnh, tôi vừa sinh con xong còn chưa hết ở cữ đã phải dậy chăm bà, đến lúc bà mất mới được nghỉ.
Thằng út ra đời sau con gái sáu năm, khi ấy kinh tế gia đình đã khá hơn nhiều.
Nhà được cải tạo, xây thêm hai phòng.
Về sau, làng bị giải tỏa, đúng lúc chính sách tốt, gia đình tôi nhận được hai căn hộ hai phòng.
Lúc đó, việc phân chia nhà lại trở thành vấn đề.
Tôi từng làm ở xưởng bột mì, lương không cao.
Chồng tôi – ông Trương – bị tai nạn lao động khi thằng út mới 4 tuổi, sau hai ngày cấp cứu cũng không qua khỏi.
Vì mưu sinh, tôi xin làm bốc vác.
Lương tính theo sản phẩm: mỗi bao bột 50 kg.
Người khác khiêng 2 bao, tôi gồng 4 bao – 200 kg một lần.
Sốt cũng không dám nghỉ.
Lưng tôi còng sớm, hai chân thành chữ X.
Chưa kịp đến tuổi nghỉ hưu…
Thằng út đã bày trò yêu đương.
Chưa đâu vào đâu đã khiến Lý Tú Quyên có bầu, cưới gấp.
Không có nhà, hai đứa dọn vào ở với tôi.
Tú Quyên là dân tỉnh lẻ lên Bắc Kinh, biết chắt bóp chi tiêu.
Hai vợ chồng đưa tôi đúng 200 tệ tiền cơm mỗi tháng, trưa còn mang cơm theo.
Đến cả phần quà Tết của con út – một túi gạo – cũng bị trừ vào tiền ăn theo giá siêu thị.
Sau khi sinh, Lý Tú Quyên vứt con cho tôi chăm.
Sữa bột, bỉm, đồ ăn vặt, đồ chơi... mỗi tháng lương hưu hơn 3.000 tệ, tôi phải chia đôi phụ giúp chúng nó.
Về hai căn nhà được đền bù, vợ chồng nó dòm ngó sát sao.
Cô ta còn tung tin khắp xóm:
— “Bọn con mới là người chăm mẹ. Mẹ mà thiên vị anh chị, bọn con sẽ không chịu đâu.”
Theo chính sách, hai căn nhà đền bù cũng có phần của con cả và con gái.
Dù họ đã ra riêng sau khi cưới, hộ khẩu vẫn còn ở nhà tôi.
Tôi gọi các con lại họp gia đình, bàn chuyện chia nhà.
Con cả đúng chuẩn “trưởng huynh như phụ”.
Nó vừa mua nhà, mới trả xong tiền đặt cọc, mỗi tháng cùng vợ trả nợ 4.000 tệ.
Nhưng nó vẫn nói:
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/cho-con-trai-nha-con-dau-doi-toi-tra-tien-thue/3.html.]
— “Mẹ nuôi tụi con cực khổ lắm rồi. Giờ mẹ già rồi, con không thể khiến mẹ khó xử.”
— “Con là anh cả, con xin nhường. Mẹ chia sao thì chia.”
Con gái thứ hai thì tính cách mạnh mẽ như đàn ông.
Trước khi lấy chồng, việc trong nhà hầu hết đều do nó lo.
Nó tốt bụng, lo cho anh, chăm em, việc nhà không nề hà.
Nó thẳng thắn:
— “Mẹ ơi, con đã nói với bên chồng rồi, không lấy nhà mẹ đâu.”
— “Chồng con bảo, mẹ từng khiêng bao bột 200 kg đến cong lưng gãy gối để nuôi tụi con, giờ mẹ cực rồi, không nên để mẹ thêm khổ. Nhà đó, tụi con không nhận.”
Con rể là cán bộ cấp trung đoàn, có nhà trong doanh trại, tuy không có sổ đỏ nhưng ở cũng yên ổn. Anh ấy tốt tính, nhận thức cao, lại là con một, gia cảnh chẳng tệ.
Nghe hai đứa con lớn nói vậy, tôi xúc động rưng rưng.
Chúng nó lúc nào cũng báo tin vui, chưa từng than khổ với tôi.
Hiểu chuyện đến mức khiến tôi xót xa.
Chỉ có thằng út – Thiết Thành – là khiến tôi lo lắng không ngừng.
Tiểu học trốn học.
Trung học yêu sớm.
Thi đại học trượt, đi làm vài tháng, đổi liền bốn chỗ.
Tôi lo đến bạc đầu.
Cuối cùng, con cả phải nhờ người xin cho nó vào làm ở xí nghiệp nhà nước, mới ổn định.
Tôi lúc đó mới yên tâm phần nào.
Lúc chia nhà, con cả con hai đều nhường.
Một căn tôi giữ lại.
Căn còn lại cho con út.
Nỗi lo mấy ngày qua tôi mới dám nở nụ cười.
Sau đó, khi tôi sang tên nhà cho con út, tuy trong lòng vẫn băn khoăn, nhưng con cả con gái đều ủng hộ, nên tôi không nghĩ nhiều nữa.
Tưởng rằng từ đây cuộc sống sẽ yên bình...
Không ngờ, cú sốc tiếp theo suýt đánh gục tôi.
Một thời gian sau, tôi thường xuyên bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân.
Còn bị chảy m.á.u hậu môn, đau âm ỉ bụng dưới.
Sau khi nội soi đại tràng, bác sĩ chẩn đoán: ung thư đại tràng.
Từ bệnh viện bước ra, tôi thấy trời như sụp xuống.
Ba ngày ba đêm không ăn không uống, chỉ ngồi yên bất động.
Con cả lo lắng, tan làm không về nhà, thức trắng canh chừng tôi.
Nhà con gái xa, nhưng cứ hai ba hôm lại đến nấu ăn cho tôi.
Còn thằng út và vợ, mỗi lần thấy chị nó tới là cũng chạy sang ăn ké.
Khi con cả bận trực đêm ở cơ quan, dặn thằng út trông mẹ một tối...
Chưa đến 9 giờ, nó đã bị Lý Tú Quyên gọi về.
Sau ca phẫu thuật, con gái đón tôi về chăm hai tháng.