CHỊ DÂU TƯƠNG LAI KHÔNG MUỐN BỐ MẸ MUA NHÀ CHO TÔI - Chương 8

Cập nhật lúc: 2025-02-06 13:46:57
Lượt xem: 862

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/8zrdeaFTR1

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

Thậm chí, khi cô ta mặc xong, quần áo lại được chuyển xuống cho em gái. Cũng giống như chị cả, cô ta rất hiểu chuyện. Ba tuổi đã biết phụ mẹ nhặt rau, bảy tuổi đã có thể vo gạo nấu cơm. Năm cô ta lên mười, bố bị ngã gãy chân trên công trường, cần người chăm sóc suốt thời gian dài.

 

Nhưng mẹ phải chăm em trai, không thể phân thân. Chị cả, khi ấy đang học lớp tám, tự nguyện nghỉ học để vào bệnh viện chăm bố. Nửa năm sau, bố đã bình phục nhưng chị cả lại không quay lại trường nữa.

 

Chị bắt đầu đi làm công nhân trong một xưởng dệt, mười hai tiếng mỗi ngày lương chỉ ba nghìn tệ một tháng. Trong số lương đó, chị chỉ giữ lại hai trăm tệ để tiêu vặt, còn lại đưa hết cho mẹ.

 

Từ đó, chị cả trở thành tấm gương hiếu thảo vang danh khắp làng trên xóm dưới. Cũng nhờ sự hy sinh của chị cả, Hứa Ngân Hoa mới có cơ hội tiếp tục đi học, rồi thi đỗ vào cấp ba.

 

Đến năm tốt nghiệp, cô ta thi đậu vào một trường đại học y ở tỉnh. Nhưng học y phải mất năm năm, mẹ cô ta nghe xong liền bác bỏ ngay lập tức: “Học cao đẳng thôi ba năm là xong, đi làm sớm vẫn hơn.”

 

Cô ta ngoan ngoãn sửa lại nguyện vọng theo lời mẹ.

 

“Thiên hạ không có bậc cha mẹ nào là sai cả. Mẹ chắc chắn sẽ không hại mình.” Hứa Ngân Hoa luôn tin tưởng như vậy.

 

Sau khi tốt nghiệp, cô ta lên thành phố lớn làm việc. Nhưng vì bằng cấp thấp, đi đâu cũng gặp khó khăn. Cô ta từng sống trong căn phòng trọ dưới tầng hầm ẩm thấp, và tối tăm.

 

Những lúc khó khăn nhất, cô ta chỉ có thể ăn mì gói hay cắn từng miếng bánh bao khô khốc cầm hơi. Nhưng dù vất vả thế nào, cô ta vẫn đều đặn gửi toàn bộ tiền lương về nhà mỗi tháng.

 

‘học đại học là để sau này giúp đỡ gia đình’, đó là điều mà bố mẹ đã dạy cô ta và cô ta luôn ghi nhớ.

 

Có lần, cô ta bị sốt cao nhưng vẫn phải đến công ty. Vì đến muộn, nên bị sếp quở trách và trừ lương hiệu suất.

 

Hôm đó, cô ta gọi điện về nhà muốn tâm sự với mẹ, nhưng vừa mở miệng đã bị mắng té tát: “Làm việc thì làm cho tử tế, suốt ngày ốm đau rồi than vãn cái gì?”

 

Có đôi khi, cô ta cũng cảm thấy tủi thân. Vì sao đồng nghiệp của cô ta có thể thoải mái làm nũng với mẹ?

 

Vì sao họ chỉ cần gọi một cuộc điện thoại, là muốn gì được nấy?

 

Một lần, vì không kiềm được nên cô ta đã buột miệng hỏi thử.

 

Người đồng nghiệp nhìn cô ta một lúc, rồi nhếch miệng cười nhạt: “Đơn giản thôi. Vì bố mẹ tôi yêu tôi. Còn gia đình của cô thì tiền ở đâu, tình cảm ở đó.”

 

Câu nói ấy khiến cô ta bỗng dưng sững lại. Vậy có nghĩa là bố mẹ chưa từng quan tâm cô ta, mỗi tháng gọi điện cũng chỉ để đòi tiền— có phải vì họ không yêu cô ta không?

 

Cô ta lắc đầu, ngay lập tức phủ nhận suy nghĩ đó. Làm gì có bậc cha mẹ nào không thương con mình?

 

Chỉ cần cô ta cố gắng hơn, đóng góp cho gia đình nhiều hơn, giống như chị cả đã làm thì nhất định sẽ được công nhận.

 

Cô ta vẫn giữ vững niềm tin đó… Cho đến khi gặp anh em nhà họ Vương.

 

Khi chứng kiến Vương Tư Nhã chẳng cần làm việc nhà, tiền tiêu thoải mái, tủ quần áo đầy ắp đồ đẹp, và trên bàn trang điểm toàn những món hàng hiệu mà cô ta chỉ dám bỏ vào giỏ hàng nhưng không bao giờ dám mua

 

Cô ta rất ngạc nhiên và gọi điện kể với mẹ về chuyện này. Nhưng mẹ cô ta chỉ hừ lạnh một tiếng qua điện thoại: “Nhà ai lại nuôi con gái kiểu đó? Thế chẳng phải biến nó thành đồ vô dụng à?”

(Chỉ có súc vat mới đi reup truyện của page Nhân Sinh Như Mộng, truyện chỉ được up trên MonkeyD và page thôi nhé, ở chỗ khác là ăn cắp)

 

Húa Ngân Hoa cảm thấy mẹ nói đúng. Vương Tư Nhã rõ ràng bị chiều hư rồi, chẳng biết lo toan cuộc sống gì cả. Sau này kiểu gì cũng ế chồng, sau đó ở nhà làm bà cô già vướng víu gia đình.

 

Cô ta chợt nhớ đến những người phụ nữ ở quê— sau khi về làm dâu, việc đầu tiên chính là đuổi em chồng ra khỏi nhà. Cô ta cũng nên lập quy củ cho cô em chồng này một chút.

 

Vậy là sau khi mang thai, cô ta bắt đầu sai bảo Vương Tư Nhã đủ thứ— bảo cô ấy đi mua đồ và làm việc nhà.

 

Nếu Vương Tư Nhã không chịu?

 

Không sao, cứ mách với Vương Tư Kiều là được.

 

Cuối cùng, cô ta thành công đuổi Vương Tư Nhã ra khỏi nhà.

 

Nhưng…

 

Ngày cô ta biết được Vương Tư Nhã có nhà riêng, và tài sản gia đình chia đều cho cả hai anh em, thì mọi niềm tin trong cô ta hoàn toàn sụp đổ.

 

Sao lại có gia đình mua nhà cho con gái chứ?

 

Từ nhỏ, mẹ luôn nói với cô ta: “Con gái lớn lên là phải đi lấy chồng. Tài sản của nhà mẹ đẻ, đương nhiên là của con trai.”

 

Những ngày sau đó, cô ta không tài nào nuốt trôi cơn tức trong lòng. Lửa giận cứ chặn ngang lồng ngực, mãi không thể nguôi.

 

Cô ta gọi điện về nhà, mẹ cô ta mắng ngay: “Con ngu quá! Con đang mang cháu đích tôn của nhà họ Vương, sao có thể để căn nhà rơi vào tay người ngoài?”

 

Hứa Ngân Hoa như bừng tỉnh.

 

Sau đó, cô ta ra sức xúi giục Vương Tư Kiều đi đòi căn hộ. Không ngờ, lần này gặp phải bức tường sắt, căn hộ không đòi được mà ngay cả bản thân cũng bị liên lụy.

 

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn - https://monkeyd.net.vn/chi-dau-tuong-lai-khong-muon-bo-me-mua-nha-cho-toi/chuong-8.html.]

Sau khi bố mẹ Vương trở về, cô ta lại nghĩ đến những năm tháng ở quê. Mỗi khi con dâu và em chồng xảy ra mâu thuẫn, bố mẹ chồng chắc chắn sẽ đứng về phía con dâu. Vậy nên, cô ta bắt đầu khóc lóc, kể lể không ngừng tố cáo Vương Tư Nhã quá quắt như thế nào.

 

Nhưng bố mẹ nhà họ Vương lại thiên vị con gái, không những không trách mắng Vương Tư Nhã, mà còn quay sang cảnh cáo cô ta.

 

Cô ta càng thêm uất ức.

 

Nghĩ đến chuyện mình còn chưa chính thức bước vào nhà họ Vương, cô ta cũng không dám làm căng thêm nữa.

 

Đúng lúc này, con trai cậu ruột là Trần Khắc tìm đến cô ta, hắn cười hì hì nói: “Chị họ à, giờ chị sắp lấy chồng giàu rồi, vậy cho em vay ít tiền đi.”

 

Không lâu sau, dì Trần cũng gọi điện giọng đầy ngọt nhạt: “Ngân Hoa à, giờ con có phúc phận tốt, cũng nên chăm sóc em họ chút. À phải rồi, nhân tiện tìm cho nó một cô gái đàng hoàng nữa đi.”

 

Nghe đến đây, trong đầu cô ta bỗng lóe lên một ý tưởng. Nếu không thể lấy được nhà và tiền của Vương Tư Nhã, thì tài sản cũng không thể rơi vào tay người ngoài. Vẫn nên để người nhà hưởng lợi thì hơn.

 

Vậy là, cô ta đưa địa chỉ công ty và số điện thoại của Vương Tư Nhã cho Trần Khắc, còn không quên dặn dò: “Phụ nữ mạnh mẽ thế nào cũng không chống lại được đàn ông dai dẳng. Em phải chủ động lên.”

 

Nhưng suốt một tháng theo đuổi, Trần Khắc hết bị bảo vệ đuổi, lại bị đồng nghiệp cảnh giác.

 

Dì Trần bắt đầu mất kiên nhẫn: “Cô gái nhà họ Vương này đúng là làm giá quá rồi!”

 

Sau một hồi bàn bạc, cô ta cùng mẹ và dì Trần quyết định nhân dịp lễ đính hôn, ép chuyện này thành sự thật. Trước mặt bao nhiêu người, một cô gái chưa chồng chắc chắn không thể thoát được.

 

Nhưng không ngờ, Vương Tư Nhã không những không mắc bẫy, mà còn ngay trước mặt họ hàng nhà trai tố cáo cô ta.

 

Tình thế xoay chuyển bất ngờ, khiến cô ta đứng giữa đường lui cũng không có. Lúc này, mẹ cô ta vội kéo nhẹ tay áo, thấp giọng thì thầm:

 

“Mau nói là con đau bụng!”

 

……..

 

Sau khi nhập viện để giữ thai, mẹ cô ta muốn nhân cơ hội này moi thêm tiền từ nhà họ Vương, nhưng lần này bố mẹ Vương nhất quyết không chịu nhượng bộ nữa.

 

Đúng lúc đó, một blogger chuyên làm nội dung xã hội tìm đến cô ta, nói rằng hôm trước đi quay vlog trải nghiệm khách sạn. Người đó đã vô tình chứng kiến câu chuyện của cô ta, nên giờ muốn phỏng vấn làm nội dung.

 

Cô ta lập tức đồng ý, hợp tác quay một đoạn video vạch trần ‘sự bất công’ của nhà họ Vương.

 

Chẳng mấy chốc, video đó trở thành chủ đề nóng. Khi nhìn thấy những bình luận của cộng đồng mạng, cô ta cảm thấy vô cùng thỏa mãn. Rất nhiều người đứng về phía cô ta, cho rằng Vương Tư Nhã mới là kẻ sai trái.

 

Làm sao không sai được? Con gái thì sao có thể chia tài sản nhà mẹ đẻ? Làm sao có thể cãi lại chị dâu?

 

Con gái gả đi rồi như bát nước hắt ra ngoài, phải nhường nhịn đàn ông trong nhà hay phải lấy lòng chị dâu— đó chẳng phải truyền thống bao đời nay sao?

 

Nhưng niềm vui ấy kéo dài chưa bao lâu… Thì tin dữ ập đến.

 

Lần đầu tiên trong đời, cô ta nghe được một câu hỏi hoàn toàn trái ngược với những gì mình tin tưởng: “Vậy chị Ngân Hoa à, chị cũng không dại dột mà đưa toàn bộ tiền lương của mình cho gia đình đúng không?”

 

Không chỉ vậy…. Tòa án còn yêu cầu cô ta phải bồi thường năm mươi nghìn tệ cho Vương Tư Nhã.

 

Cô ta cứng đờ cả người, như bị giáng một đòn trí mạng. Cô ta đã đưa hết tiền tiết kiệm bao năm trời cho gia đình. Sính lễ từ nhà họ Vương cũng không giữ lại được một xu.

 

Trong tài khoản giời chỉ còn vài nghìn tệ ít ỏi. Cô ta hoảng loạn gọi về nhà, hy vọng gia đình sẽ giúp đỡ. Nhưng lần này, cả nhà— kể cả em trai— đều mắng cô ta là kẻ xui xẻo!

 

“Đều tại mày! Tại mày mà nhà mình mất cả sính lễ! Số tiền đó, một phần đã chia cho cậu ruột và dì cả. Giờ phải làm sao đây?!” Cô ta run rẩy cầm điện thoại trên tay, nhưng đầu dây bên kia chỉ có những tiếng chửi rủa lạnh lùng.

 

Không ai giúp cô ta cả.

 

Cô ta muốn khóc nhưng nước mắt cũng cạn khô, lòng đầy tuyệt vọng, sắc mặt tái nhợt vì hoảng loạn. Đúng lúc đó, y tá bước vào và đặt tờ hóa đơn xuống bàn.

 

Cô ta đã nợ ba nghìn tệ tiền viện phí.

 

 

Sau khi gom góp trả hết số tiền nợ, cô ta lặng lẽ rời khỏi bệnh viện. Nhưng khi bước ra khỏi cổng, cô ta mới chợt nhận ra một sự thật đầy đau đớn đó là không còn nơi nào để đi.

 

Căn phòng thuê trước đó đã hết hạn hợp đồng.

 

Tiền thuê nhà cũng không còn.

 

Còn quê nhà thì không thể quay về nữa.

 

Khoảnh khắc ấy, cô ta mới nghẹn ngào nhận ra. Hóa ra, đối với một số gia đình con gái trưởng thành rồi, là không còn nhà nữa.

 

---hết---

Loading...