Thông báo
🔥[SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT] CHÀO HÈ – NHÂN ĐÔI GIẢI THƯỞNG ĐUA TOP 🔥 Xem chi tiết

Bước Ra Khỏi Định Mệnh - Chương 3

Cập nhật lúc: 2025-05-23 04:07:23
Lượt xem: 612

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/1LSyKCkOr4

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

“Chăm học, tiến bộ mỗi ngày” — câu vĩ nhân từng nói, cũng là điều mẹ tôi từng nhắc.

Chúng tôi có những người mẹ rất khác nhau. Và tôi không thể không thừa nhận, bạn ấy sống khá hơn tôi rất nhiều.

Là nhờ mẹ bạn ấy cũng từng học sao?

Tôi cũng muốn sống tốt như họ. Nếu học có thể giúp tôi được như vậy… thì tôi muốn đi học.

Nhưng trong làng, chỉ có con nhà bí thư chi bộ được đi học. Ngay cả nhà trưởng thôn, cũng chỉ lo cho con trai học tiếp cấp hai.

Trên đường về, tôi cứ chờ mong nhìn sang cô. Cô hiểu ánh mắt tôi, nhưng chỉ lạnh lùng nói:

“Muốn đi học là chuyện của cháu. Ngay cả can đảm nói với ba mẹ cũng không có, thì đừng hòng hoang phí tiền bạc của cô.”

Tôi xách túi lớn túi nhỏ, cúi gằm mặt, chẳng nói được gì. Tôi không dám nói vì mẹ tôi chắc chắn sẽ không đồng ý.

Dì Điền đi ngang, ngạc nhiên thốt lên:

“Tiểu Tuyết, nhà cháu trúng số à? Mua nhiều đồ thế này!”

Câu đó bà nói với tôi, vì từ ngày cô tôi về làng, không ai buồn trò chuyện cùng cô. Họ thậm chí còn lén chửi cô là thứ đàn bà không yên phận, phá hoại gia đình.

Họ kể năm xưa cô tôi bỏ hôn, trong khi nhà đã nhận sính lễ. Vì chuyện đó mà bác tôi suýt nữa bị đánh chết.

Nay cô ngồi tù xong trở về, chỉ tổ rước họa cho nhà tôi, khiến mẹ tôi tức giận bỏ về nhà ngoại.

Năm cô bỏ đi, tôi mới sáu tuổi. Tôi còn nhớ mơ hồ cảnh một nhóm người kéo đến đập phá nhà cửa, ông nội bị thương phải vào viện. Sau đó phát hiện bị bệnh, chưa được bao lâu thì chúng tôi phải chia nhà.

Lúc mua đồ, cô tôi dặn sẵn: nếu ai hỏi, phải mạnh dạn trả lời là cô tự kiếm được tiền.

Tôi lấy hết can đảm, lớn tiếng nói với dì Điền:

“Đúng rồi ạ! Toàn bộ là cô cháu mua. Cô bảo ở nhà cháu ngày nào thì sẽ trả tiền ngày đó. Mấy hôm nay cháu được ăn ngon lắm, còn được cô dắt đi ăn nhà hàng nữa!”

Tôi không nói dối. Nào là mì chan đầy thịt, cá chiên chua ngọt, thịt kho vừa chạm môi đã tan… tôi đều đã ăn thử.

Dì Điền bĩu môi:

“Người từng ngồi tù quả thật khác người, biết kiếm tiền thật. Nhưng cũng không biết tiền ấy sạch hay bẩn. Cẩn thận lại quay về bóc lịch.”

Bà hừ một tiếng rồi bỏ đi, nhưng khi quay lưng vẫn không kiềm được liếc nhìn cái sọt đầy kẹo, dầu, thịt và quần áo.

Không chỉ mình bà, giờ là lúc dân làng tan tầm về nhà, ai đi ngang cũng nhìn chằm chằm đống đồ đạc. Nhưng chỉ cần liếc thấy cô tôi, họ liền quay mặt bỏ đi, đầy vẻ khinh bỉ.

Cô tôi thản nhiên lau mồ hôi, nói với tôi:

“Chờ xem, chậm nhất là mai mẹ cháu sẽ quay về.”

Không cần chờ tới mai, tối đó mẹ tôi đã quay về. Là cậu tôi đích thân đưa về.

Mặt cậu sầm sì, đập bàn quát thẳng với ba tôi:

“Em gái tôi đã gả cho nhà anh thì là người nhà họ Lâm rồi. Giờ để nó quay về nhà mẹ đẻ ăn chực ở nhờ là ý gì? Nhà các người còn biết xấu hổ không?”

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/buoc-ra-khoi-dinh-menh/chuong-3.html.]

Vừa nói, cậu vừa liếc mắt sang phía cô tôi, rõ ràng là đã nghe nói cô kiếm được tiền, muốn sang chia phần.

Nhưng mẹ tôi xưa nay không bao giờ chịu ăn chực. Mỗi lần về ngoại đều đem theo tiền. Không thì đừng nói mợ tôi, đến cả bà ngoại cũng sẽ tìm cách đuổi khéo.

Cô không cãi cọ gì, chỉ rút ra năm đồng ném lên bàn:

“Mẹ con họ có ăn thịt cả ba bữa, chừng này tiền cũng đủ. Coi như cảm ơn anh đưa chị dâu tôi về.”

Cậu tôi cầm tiền, cười tít mắt rút lui. Mẹ tôi vẫn lạnh lùng, giọng đầy gai góc:

“Đừng tưởng bỏ ra mấy đồng tiền thúi là tôi sẽ biết ơn. Nếu không có cô, tôi với anh hai cô cũng chẳng cãi nhau.”

Cô tôi rút ra thêm một tờ mười đồng “Đại đoàn kết”, vứt cái xoẹt lên bàn:

“Tôi không cần cô cảm ơn. Tờ này là phần cháu gái cô kiếm được, dậy sớm theo tôi đi bán mới có. Đây là tiền công của nó.”

“Tiểu Tuyết, cháu tự nói xem, số tiền này cháu định dùng vào việc gì?”

Cô nhìn tôi chằm chằm, như đang nói: Cơ hội tôi cho rồi, có nắm lấy hay không là do cháu.

Mẹ tôi cũng nhìn tôi, ý rất rõ ràng: Tiền đó phải giao cho bà giữ.

Tôi siết chặt lòng bàn tay, chưa kịp mở miệng mà nước mắt đã trực trào. Nhưng nhớ tới hai cô bé kia, tôi nghiến răng nói:

“Cháu muốn dùng tiền này để đi học cấp hai. Hết tiền thì cháu lại đi kiếm tiếp.”

Ba tôi đang ngồi một bên hút thuốc, nghe vậy liền sặc ho dữ dội. Mẹ tôi thì rút ngay cây chổi, quất vào chân tôi:

“Học cấp hai? Tao cho mày học cấp hai? Nhà này có ai làm quan hay kiếm được núi tiền hả? Đến cơm còn chẳng đủ ăn, tiền để mày phung phí thế à?”

Tôi không dám chạy, nhưng cũng không chịu nhượng bộ.

Tới lần quất thứ mười, cô tôi kéo tôi ra sau lưng, lạnh giọng nói:

“Đủ rồi. Nếu hai người không nuôi nổi, thì đứa nhỏ này tôi sẽ mang đi. Nhưng nhớ kỹ, nếu tôi nuôi, nó sẽ không còn là con hai người nữa.”

Mẹ tôi thở hồng hộc, câu “Cô cứ mang đi” đã sắp tuôn ra. Nhưng cuối cùng, bà lại gằn từng chữ:

“Nó dám đi thử xem? Nó là m.á.u thịt rứt ra từ người tôi, chưa trả hết ơn sinh thành mà dám bỏ nhà, trời đánh nó chết!”

Nghe xong, cô tôi bật cười. Nụ cười chua chát đầy mỉa mai:

“Tưởng Xuân Lan, chị hận mẹ chị đến thế, mà cuối cùng cũng sống y hệt bà ấy. Năm xưa chị xin mẹ chị góp chút đồ cưới, bà ấy cũng đánh chị, cũng chửi chị sẽ bị trời đánh chết.”

“Chị còn nhớ lời thề chị từng nói không? Chị nói sau này nếu sinh con gái, nhất định sẽ coi nó như báu vật.”

Cô chỉ tay vào em tôi:

“Nếu hôm nay là nó đòi đi học, chị cũng sẽ đánh thế này sao? Hay tại vì nó là con trai, nên chị quên mất mình cũng từng là một đứa con gái?”

Tôi không khóc. Là mẹ tôi khóc.

Ba tôi lặng lẽ bế em Lâm Dược mặt mũi nó vẫn còn sợ hãi vào phòng. Cô tôi kéo tôi ra sân, để mặc mẹ một mình trong bếp nghẹn ngào.

Loading...