Ban Ngày Làm Trâu Làm Ngựa, Tối Thả Dê - Phần 4
Cập nhật lúc: 2025-07-05 02:04:24
Lượt xem: 56
Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới
mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!
https://s.shopee.vn/2VfvXerZvn
MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!
11.
Tối hôm đó, tôi ngồi ở bậc đá ven sông đến tận nửa đêm, cho đến khi lòng mình hoàn toàn bình tĩnh.
Cuộc đời đầy những hiểu lầm, ông trời cho ta cái miệng không chỉ để thở hay ăn.
Tôi quay lại khu nhà, đứng dưới lầu ngẩng đầu nhìn ngọn đèn vẫn sáng vì tôi, tự tát mình một cái.
Lên lầu, mở cửa.
Dì đứng bật dậy, lưng còng, đôi mắt sưng húp chỉ còn một đường chỉ nhỏ. Lần cuối tôi thấy dì như vậy là năm xảy ra tai nạn, khi tôi tỉnh lại trong bệnh viện.
“Dì ơi, cháu sai rồi!” Tôi quỳ xuống ngay cửa, nước mắt tuôn như suối.
Dì vội vàng đỡ tôi dậy.
“Không phải lỗi của cháu. Có những thứ từ lâu đã nên giao cho cháu. Chỉ là… dì sợ cháu sẽ làm điều dại dột.”
Dì đưa tôi một chiếc hộp trên bàn. Bên trong là một cuốn sổ tiết kiệm, mỗi ngày 15 hàng tháng đều gửi vào 5.000 tệ. Tới giờ đã có 800.000!
Còn có một thẻ hành nghề luật sư được bọc trong túi niêm phong.
Máu trên bìa đã khô từ rất lâu… rất lâu rồi…
“Thẻ luật sư này là…”
Một ý nghĩ đáng sợ nảy lên trong đầu.
Dì không trả lời, nhưng tôi đã có đáp án.
Mọi chuyện đều hợp lý. Cái gọi là “phá lệ” kia, chẳng qua chỉ là cách để dì chuộc lại lương tâm.
Tôi đã nhận kẻ thù là ân nhân.
Dì đang nói gì đó với tôi, nhưng tôi chỉ thấy môi bà mấp máy, hai tai ong ong không nghe thấy gì.
Tôi về phòng, ngồi cả đêm. Sáng hôm sau, tôi nhắn tin cho Doãn Mạn, xin nghỉ một tháng.
Tôi thấy mình thật đốn mạt, đã biết ai là người g.i.ế.c c.h.ế.t bố mẹ, mà vẫn chọn cách trốn tránh.
12.
Một tháng sau, văn phòng bắt đầu tổ chức khảo hạch thực tập, tôi đành cắn răng quay lại. Cuối cùng, chúng tôi đều thuận lợi nhận được chứng chỉ hành nghề. Doãn Mạn mời mọi người ăn mừng.
Bữa tiệc hôm đó, tôi uống rất nhiều rượu. Các luật sư hướng dẫn đề nghị mỗi người kể lại vụ án đáng nhớ nhất trong thời gian thực tập.
Trong đó, Doãn Mạn nhắc đến vụ cố ý gây thương tích mà tôi cùng cô ấy xử lý. Cô ấy nói gì cụ thể tôi không nhớ rõ, đầu óc tôi choáng váng. Nhưng tôi nhớ, thân chủ trong vụ đó là một góa phụ trung niên, có hai con gái đang học tiểu học.
Chị ấy bán bánh trứng bằng xe đẩy để nuôi con, vì buôn bán tốt nên bị người cùng nghề ghen ghét.
Một lần xích mích, vì bảo vệ con, chị dùng xẻng cắt trứng đ.â.m trúng động mạch cổ đối phương.
Đó là vụ án không có tiền, nhưng Doãn Mạn vẫn nhận.
Cuối cùng từ “cố ý gây thương tích” chuyển thành “phòng vệ chính đáng”.
Hôm chị góa phụ dắt con đến cảm ơn, lúc họ rời đi, tôi thấy cô lén nhét cho hai đứa nhỏ một phong bì rất dày. Tôi còn tra lại các vụ án cô từng xử lý, đây không phải lần đầu.
Vì vậy lúc đó, tôi cảm thấy mình đúng là đồ khốn.
Khi đối mặt với kẻ g.i.ế.c cha mẹ, suy nghĩ đầu tiên của tôi không phải là g.i.ế.c hắn.
Tôi lại muốn khuyên cô ấy ra đầu thú.
Cuối cùng, tôi hỏi cô ấy: nếu một ngày cô g.i.ế.c người, tôi có nên báo cảnh sát không?
Cô ấy bảo tôi hãy làm điều đúng đắn, giữ vững nguyên tắc nghề nghiệp.
Thế là hôm sau, tôi tìm đến cô ấy, kể cho cô nghe một câu chuyện. Nhưng sau khi nghe xong, cô ấy như thể chỉ đang nghe một chuyện không liên quan gì đến mình.
Tôi dứt khoát dẫn cô đến đồn công an, ép cô phải “tự thú”.
13.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/ban-ngay-lam-trau-lam-ngua-toi-tha-de/phan-4.html.]
Chúng tôi bước vào đồn cảnh sát, vừa gặp cảnh sát tôi đã nói:
“Anh cảnh sát, cô ấy đến tự thú.”
“...Tự thú?”
“Đúng, cô ấy muốn tự thú!” Tôi giơ tay, chỉ về phía Doãn Mạn.
“Tôi á?” Cô ấy sững sờ.
“Đúng, cô ấy g.i.ế.c người!”
“Không, nói chính xác là… gây tai nạn rồi bỏ trốn, khiến ba mẹ tôi thiệt mạng!”
Tôi đưa cho cảnh sát tấm chứng chỉ hành nghề luật sư dính máu.
Doãn Mạn nhìn thấy chứng cứ tôi giao nộp, sắc mặt không có chút biến hóa nào, thậm chí tôi còn cảm thấy… cô ấy đã sớm chờ đến ngày này.
14.
Vài ngày sau, cảnh sát phản hồi với tôi, sau khi đối chiếu xác nhận, vết m.á.u trên chứng chỉ đúng là của ba mẹ tôi và của tôi. Nhưng Doãn Mạn vẫn kiên quyết không thừa nhận, cũng chưa từng nhắc đến việc đưa tiền cho dì nhỏ.
Không còn cách nào khác, họ chỉ có thể tạm thời tạm giam cô ấy với tư cách nghi phạm, tiếp tục điều tra.
Trong thời gian này, tôi vẫn đi làm bình thường, chỉ để có thể tìm thêm manh mối liên quan đến Doãn Mạn.
Có người hỏi về tung tích của cô ấy, tôi chỉ nói là cô ấy đi công tác tỉnh ngoài để xử lý một vụ kiện.
Sau nhiều lần dò hỏi, tra cứu, tôi bất ngờ phát hiện: vài ngày sau khi ba mẹ xảy ra tai nạn, cô ấy đã chia tay với bạn trai yêu nhau suốt năm năm.
Thông thường, sau khi chia tay thì ai cũng muốn đoạn tuyệt, không liên quan nữa. Nhưng một tháng trước, cô ấy lại gửi cho bạn trai cũ một tập tin được mã hóa.
Nội dung cụ thể không ai biết, nhưng có thể chắc chắn… anh ta biết điều gì đó.
Tôi lại dùng email của Doãn Mạn gửi vài thư mời anh ta gặp mặt, kết quả đều bặt vô âm tín.
Khoảng thời gian đó, tôi gần như phát điên, ra khỏi nhà từ sáng sớm đến khuya, thậm chí có khi không về nhà.
Một đêm nọ, khi tôi trở về, cậu tôi đang ngồi trong phòng khách. Ngồi đúng vào chỗ dì nhỏ từng ngồi khi thú nhận mọi chuyện với tôi.
Trông ông ấy cũng già đi nhiều.
“Vãn Vãn à, cậu biết là không nên nói chuyện này lúc này... Nhưng, cháu xem... có thể…”
Ông ấy ngập ngừng, một người đàn ông hơn năm mươi tuổi, trong lời nói toàn là cầu khẩn và ấm ức:
“Cậu biết cháu chưa đưa tiền đó cho cảnh sát... Cháu xem, bên anh con vẫn đang chờ tiền phẫu thuật…”
“Yên tâm đi, sau này cậu sẽ từ từ trả lại…”
Nhưng cuốn sổ tiết kiệm đó, tôi đã giao lại cho dì nhỏ từ lâu, để họ mang đi đóng viện phí cho anh.
Chợt nhận ra, tôi đã bỏ quên gia đình này quá lâu rồi.
“Dì nhỏ đâu ạ?”
“Ở bệnh viện trông anh con.”
“Về tiền bạc, cậu đừng lo. Mình là người một nhà, đừng nói gì đến chuyện trả với không trả.”
“Ê... ừ…” Cậu ngẩn người.
Chưa kịp tháo giày, tôi lại chạy đến bệnh viện.
Thén kìu cả nhà đã đọc truyện từ nhà dịch Cẩm Mộ Mạt Đào, bấm theo dõi mình để nhận được tbao triện mới nhe :333
Tìm được dì nhỏ, bà đang ngồi ngây người nơi cầu thang.
“Dì nhỏ…” Tôi gọi khẽ.
Bà giật mình, chống đầu gối định đứng lên, nhưng bị tôi ấn nhẹ vai ngăn lại.
Tôi ngồi xuống cạnh bà:
“Dì à, dì từng nói, con người phải nhìn về tương lai. Sổ tiết kiệm đưa con đi, mai con mang đi đóng viện phí.”
“Vãn Vãn, số tiền đó... chưa hề động tới. Cả tiền mua máy tính cho cháu cũng không phải lấy từ đó.” Dì nhỏ nước mắt lưng tròng nhìn tôi.
“Con là đồ khốn nạn… Con là đứa khốn nạn!” Tôi ngã vào lòng bà, òa khóc.
Bao nhiêu cảm xúc bị đè nén suốt nhiều năm, cuối cùng cũng trào ra.