Thông báo
🔥[SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT] CHÀO HÈ – NHÂN ĐÔI GIẢI THƯỞNG ĐUA TOP 🔥 Xem chi tiết

Trọng Sinh Trở Về, Ta Đổi Mẹ Chồng - Chương 7

Cập nhật lúc: 2025-05-21 19:55:21
Lượt xem: 153

Mời Quý độc giả CLICK vào liên kết hoặc ảnh bên dưới

mở ứng dụng Shopee để tiếp tục đọc toàn bộ chương truyện!

https://s.shopee.vn/9KUV8bsqzA

MonkeyD và đội ngũ Editor xin chân thành cảm ơn!

19

Thế nhưng, kỳ lạ thay, bà bà nay lại chẳng mắng mỏ gì ta.

Chỉ là, hễ ta đi tới đâu, bà liền rón rén theo sau tới đó.

Ta cầm chổi quét sân, bà cũng bưng chổi, miệng lẩm bẩm, quét lại chỗ ta vừa quét sạch, rồi lỡ tay làm vương vãi cả đất cát.

Ta lau bàn, bà lặng lẽ bưng chậu nước theo sau, suýt chút nữa đã hắt cả vào người ta.

Trong lòng ta bỗng trầm xuống một tầng u ám.

Bà bà thế này... e là đang giở trò mới, định tìm cách gây khó dễ cho ta đây.

Giang gia cũng chẳng phải khá giả gì, mỗi bữa ba chiếc bánh ngô đã là quá tay.

Nghĩ tới, ta bèn quyết, lát nữa chỉ ăn hai chiếc mà thôi.

Quét dọn sân xong, ta vào bếp chuẩn bị nấu nướng, mở tủ ra thì... ủa? Bột ngô đâu?

“Mẫu thân ơi, bột ngô đâu rồi ạ?”

Bà bà đưa tay chỉ vào bao bột mì trắng đặt trong tủ, mặt ngươi ngơ ngác như kẻ mới tỉnh mộng.

“Chẳng phải đây là nó sao?”

Giang gia... lại ăn bột mì trắng!?

Bảo sao bà không muốn ta ăn ba chiếc bánh ngô—thì ra đâu phải bánh ngô thường, mà là bánh bao từ bột mì trắng!

Một bữa ăn ba chiếc bánh bao trắng nõn, e là cả Đào Hoa thôn cũng chẳng mấy ai dám xa xỉ như vậy.

Lòng ta bỗng trào lên một nỗi thẹn, thấy mình đòi hỏi quá quắt.

Mà để thử tài bếp núc của ta, bà bà lại mang ra bao nhiêu là thứ quý giá.

Nào trứng gà, nào thịt xông khói, bột mì trắng, cả cây cải thảo xanh mướt, thậm chí có cả nửa con gà.

Bữa cơm này khiến tay ta run lên khi chạm vào d.a.o thớt.

✨ Theo dõi Mèo Kam Mập tại fanpage: https://www.facebook.com/profile.php?id=61575558647307
*Nếu:
👉Truyện của tui hợp gu bạn
👉Bạn muốn đề cử bộ nào đó "xứng đáng" với tiêu chuẩn của page*

Ăn uống kiểu này... chẳng lẽ Giang gia không toan tiết kiệm để sống qua ngày sao?

Cơm vừa dọn ra, Giang Nghiễn Chu mới từ phòng bước ra.

Vừa trông thấy mâm cơm, ánh mắt hắn liền sáng rực như trời quang sau cơn mưa.

Bà bà cũng không giấu nổi vẻ hân hoan:

“Được rồi, được rồi! Món trứng xào hành vàng ươm, thơm phức, chỉ ngửi thôi đã muốn nuốt lưỡi!”

“Nhìn cái bánh bao này xem—trắng nõn, mềm mại, phồng xốp. Ôi trời ơi, bóp vào cứ như nắm mây vậy! Ha ha ha! Cuối cùng cũng được ăn một bữa ra hồn!”

20

Ta không khỏi đắc ý trong lòng.

Từ thuở bé, ta đã có khiếu bếp núc, ngay cả Trương Quế Phương—bà bà kiếp trước—người kỹ tính từng li từng tí, cũng chẳng thể bắt bẻ được món ăn do ta nấu.

Giang Nghiễn Chu là người đầu tiên gắp đũa trứng xào. Vừa bỏ vào miệng, đôi mắt đen sâu thẳm kia liền ánh lên sáng rỡ.

Bà bà giơ đũa, định gắp thêm, nhưng vừa thấy ta cầm ba chiếc bánh bao, bà chợt thở dài một tiếng, vai rũ xuống, đoạn cũng lẳng lặng gắp ba chiếc.

Bà nghiến răng một cái, cắn mạnh vào bánh bao, rồi bỗng ôm n.g.ự.c mà kêu lên như bị ma nhập:

“Á!”

“Bánh bao... lại ngon đến thế này sao!”

“Ta không chịu nổi nữa rồi!”

“Con dâu ơi, ta cầu xin con đấy, cho ta ăn một miếng đồ ăn đi! Hu hu hu!”

Giang Nghiễn Chu rốt cuộc không nhịn được nữa, ôm bụng cười đến rơi cả nước mắt.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn - https://monkeyd.net.vn/trong-sinh-tro-ve-ta-doi-me-chong/chuong-7.html.]

Ta thì hoảng loạn, đầu óc rối như tơ vò, chẳng hiểu bà bà bỗng dưng phát điên làm sao.

Chẳng lẽ… bà ấy thật sự có chỗ không được bình thường?

Phải đến khi được Giang Nghiễn Chu giải thích, ta mới vỡ lẽ ra một hiểu lầm to tày trời.

Thì ra, hai điều kiện ta đưa ra ban đầu—mỗi ngày dậy từ giờ Mão, mỗi bữa ăn ba chiếc bánh ngô—bà bà lại tưởng là... ta áp đặt cho bà!

Bà cứ ngỡ ta ép bà dậy sớm, lại còn ép bà ăn ít!

Ta đỏ mặt tía tai, tay xoắn vào nhau, lí nhí hỏi:

“Vậy… vậy mẫu thân, chuyện sáng nay mẫu thân đi theo con là vì…”

“Ta tưởng con đang làm mẫu cho ta học, rằng dậy từ giờ Mão thì phải làm mấy việc như vậy…”

Nói tới đó, mặt bà bà sầm lại. Rồi như sực nhớ điều gì, bà tháo ngay chiếc giày dưới chân, nhắm thẳng Giang Nghiễn Chu mà phóng, miệng gào:

“Thằng trời đánh, ngươi sớm đã biết đây là hiểu lầm, đúng không?”

“Bảo sao cả buổi sáng ngươi không ló mặt ra khỏi phòng, thì ra trốn sau cửa sổ ngồi cười lén mẫu thân ngươi!”

“Ta đánh c.h.ế.t cái đồ nghịch tử nhà ngươi!”

21

Những ngày làm dâu tại Giang gia, đối với ta mà nói, chẳng khác nào đang sống trong mộng ảo.

Khác xa với cảnh nhà bình thường, Giang gia mỗi ngày ba bữa đều tươm tất.

Bữa nào cũng có thịt, có trứng, lại thêm cơm trắng dẻo thơm, mùi hương lan tỏa khắp gian bếp.

Ngay cả nhà địa chủ có khi cũng chẳng đã ăn uống đầy đủ như vậy.

Bà bà thì tính tình sạch sẽ quá mức, trong nhà không nuôi gà vịt, cũng chẳng thấy bóng dáng heo gà, thành thử việc nhà vơi đi một nửa.

Đáng sợ hơn nữa là… quần áo, giày tất của Giang Nghiễn Chu, đều do chính hắn giặt lấy.

Việc nặng nhọc trong nhà cũng chẳng để ta đụng tay tới—hắn đều thay ta gánh vác.

Ta vẫn quen dậy từ giờ Mão, mất nửa canh giờ quét tước khắp nơi, lau chùi đến khi nhà cửa sạch sẽ không vương một hạt bụi, rồi đứng ngẩn người ra… vì chẳng còn gì để làm!

Giang Nghiễn Chu đang ngồi dưới hiên nhà, chăm chú luyện chữ.

Thấy ta đứng thừ ra đó, hắn mỉm cười ôn hòa:

“Nàng mệt rồi sao?”

“Nếu thấy mệt, cứ vào nghỉ thêm một giấc, trưa nay ăn muộn một chút cũng chẳng sao.”

“Bây giờ mới qua giờ Thìn hai khắc, nàng ngủ thêm một giấc nữa cũng được.”

Ngủ… thêm một giấc?

Lại còn hỏi ta có mệt hay không.

Làm từng ấy việc, đã thấm vào đâu!

Ở Chu gia, ta thường một mình cáng đáng hết thảy, việc một ngày ở đó còn hơn cả tháng ở Giang gia cộng lại.

Người ta đồn bà bà ta u sầu tiều tụy, đi vài bước là thở không ra hơi—nay lại khỏe mạnh, miệng cười mắt sáng, bước đi nhẹ nhõm như gái đôi mươi.

Còn Giang Nghiễn Chu, thiên hạ đồn hắn tàn phế, ngày ngày sầu não rửa mặt bằng nước mắt—thì nay lúc nào cũng như vừa thắng bạc, tươi cười như gió xuân tháng Ba.

Phải rồi... bạc.

Giang gia, xem ra tiêu tiền chẳng hề tiếc tay.

Hôm qua, Giang Nghiễn Chu còn cho ta mười lượng bạc, bảo là tiền tiêu vặt mỗi tháng. Hết rồi thì cứ đến lấy tiếp.

Mười lượng!

Một nhà nông bình thường, bốn năm miệng ăn, tằn tiện quanh năm cũng chưa chắc dành được ngần ấy!

Loading...